Gỗ cao su là gì?

Gỗ Cao Su Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về Gỗ Cao Su

Tuyền Huỳnh Ngọc
30/03/2022

Gỗ cao su là gì? Gỗ cao su ghép là gì? Ưu và nhược điểm của gỗ cao su? Ứng dụng của gỗ cao su như thế nào sẽ được Nội Thất IBIE giới thiệu rõ trong bài viết sau đây.

1. Gỗ cao su là gì?

Gỗ cao su là một loại gỗ cứng nhiệt đới, mật độ trung bình, có màu sáng và được lấy từ thân của cây cao su Hevea brasiliensis, thường là những cây được trồng trong các khu đồn điền cao su. Gỗ cao su thường được biết đến là một loại gỗ thân thiện với môi trường vì sau khi khai thác nhựa, phần thân cây vẫn được tận dụng để đáp ứng nhu cầu đời sống.

2. Lịch sử 

rừng cao su

Một góc của rừng cây cao su

Mặc dù trước đây, gỗ đã được sử dụng ở quy mô nhỏ, nhưng việc dùng nó để sản xuất đồ nội thất chỉ phố biến vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 với việc phát triển các phương pháp xử lý hóa học để bảo vệ gỗ chống lại sự tấn công của nấm và côn trùng. 

Hiện tại, cây cao su được trồng để khai thác gỗ sau khi người ta hoàn thành chu trình khai thác mủ, khi được được 25 - 30 năm tuổi. Khi năng suất mủ trở nên cực thấp, cây này sẽ bị đốn đi để trồng những cây mới. Do đó cụm từ "thân thiện với môi trường" có nghĩa là gỗ được khai thác từ một nguồn tái tạo. 

Gỗ từ cây có màu sắc nhẹ và vân thẳng giúp dễ dàng nhuộm màu và phù hợp trong chế biến gỗ. Một phần của việc sử dụng gỗ cao su là một chiến dịch quốc tế nhằm thay thế cho việc khai thác gỗ Ramin - một loại gỗ có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng đầm lầy thuộc Đông Nam Á.

2. Đặc điểm của gỗ cao su

gỗ cao su xẻ

Gỗ cao su được cưa xẻ phục vụ nhiều mục đích khác nhau

Gỗ cao su được sử dụng nhiều trong ngành nội thất gỗ. Gỗ cao su được tiến hành cưa xẻ thành từng thanh gỗ tròn hộp, còn xẻ thành ván thì để phục vụ cho nhu cầu chế biến gỗ cao su xẻ sấy. Loại gỗ này có ưu điểm là từng thớ gỗ khá dày, ít co, màu sắc gỗ rất hấp dẫn và rất phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Gỗ cao su dễ bị nấm và côn trùng tấn công gây ảnh hưởng đến vấn đề khai thác. Tuy nhiên vào những năm 1980, sự phát triển của các quy trình xử lý hóa học cho phép gỗ được sử dụng rộng rãi hơn trong trang trí nội thất và kiến trúc. Ngày nay, gỗ cao su thường được xử lý ngay sau khi cưa bằng cách ngâm áp lực trong bồn pha hóa chất chống mối mọt, sau đó sấy khô để khuếch tán hóa chất và kiểm soát độ ẩm.

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy? Dựa theo bảng phân loại các loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam, gỗ cao su thuộc nhóm VII - nhóm gỗ trọng lượng nhẹ, sức chịu lực kém và khả năng chống mối mọt thấp.

3. Các kiểu ghép của gỗ cao su

Gỗ cao su ghép hay còn gọi là ván ghép được sản xuất và xử lý theo quy trình công nghệ hiện đại nhằm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế sự biến dạng của gỗ. Ván gỗ có độ dày lớn, màu sắc đẹp mắt, đường vân tự nhiên không thua kém gỗ cứng.

3.1 Ghép song song

Chúng ta có thể thấy rõ những tấm gỗ này được tạo thành từ nhiều miếng ván nhỏ ghép song song với nhau với chiều dài tương đương và không bắt buộc cùng chiều rộng.

Ván cao su ghép song song

3.2 Ghép finger

Ở 2 đầu của thanh gỗ được xẻ hình răng cưa sau đó ghép các đầu này lại với nhau thành thanh có kích thước giống nhau. Các thanh gỗ này được ghép song song tạo thành miếng gỗ lớn, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vết răng cưa trên bề mặt gỗ.

Ván cao su ghép finger

5. Ưu và nhược điểm

5.1 Ưu điểm

- Gỗ từ cây cao su dễ dàng gia công, bám sơn tốt.

- Gỗ cao su cung cấp độ bền tương tự như các loại gỗ cứng, cấu hình ổn định.

- Màu sắc tự nhiên đa dạng từ vàng đến nâu, vân gỗ độc đáo, thích hợp để sản xuất nhiều vật dụng nội thất.

- Thân thiện với môi trường, không thải ra chất độc hại khi cháy.

- Dễ dàng bảo quản đồ gỗ cao su, tránh để tiếp xúc với nước, thời gian sử dụng lâu dài.

- Sản phẩm gỗ cao su có bề mặt mềm mại, tạo cảm giác thoải mái khi chạm vào.

- Nội thất gỗ cao su có giá thành phù hợp.

5.2 Nhược điểm

- Gỗ cao su có độ bền không quá cao.

- Màu sắc của sản phẩm có thể không đồng nhất hoặc dễ nhận thấy các thanh ván ghép bằng mắt thường.

6. Ứng dụng của gỗ trong ngành nội thất

Gỗ cao su rất ít co giãn nên nó trở thành một trong những vật liệu xây dựng ổn định để sản xuất đồ nội thất, đồ chơi và phụ kiện nhà bếp. Giống như tất cả các loại gỗ cứng, gỗ cao su có nhiều mức độ khác nhau về chất lượng.

Gỗ không thích hợp để sử dụng ngoài trời, vì mưa có thể làm trôi các hóa chất bảo vệ từ gỗ, khiến nó bị nấm và côn trùng tấn công. Độ ẩm quá cao cũng sẽ khiến gỗ bị cong vênh và hư hỏng.

6.1 Nội thất phòng khách

Tủ tv 5 ngăn kéo gỗ cao su

Tủ TV 5 ngăn kéo NB-Natural gỗ cao su

Tủ trưng bày gỗ cao su

Tủ trưng bày gỗ cao su

6.2 Nội thất phòng làm việc

Bàn làm việc Rec-F gỗ cao su

Bàn làm việc Rec-F Plus chân trắng gỗ cao su

bàn làm việc vivid gỗ cao su

Bàn làm việc Vivid gỗ cao su

Bàn làm việc 5 ngăn kéo gỗ cao su

Bàn làm việc 5 ngăn kéo gỗ cao su

6.3 Nội thất phòng ngủ

giường đôi rora gỗ cao su

Giường đôi Rora gỗ cao su

7. Kết luận

Gỗ cao su là chất liệu gỗ phổ biến, mang tính ứng dụng cao trong kiến trúc xây dựng và trang trí nội thất. Hy vọng qua bài viết này, Nội thất IBIE có thể mang đến cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về gỗ, giúp bạn có hướng lựa chọn phù hợp khi mua đồ nội thất trang trí nhà ở.

Công ty TNHH SX & TM IBIE sản xuất và cung cấp những sản phẩm nội thất gỗ cao su với nhiều mẫu mã đa dạng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Với kinh nghiệm và quy trình sản xuất bài bản, chúng tôi đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng mang thương hiệu IBIE rất được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng.